[Xay nha nho] - Ngôi nhà là một tài sản có khi là cả đời đối với nhiều người. Do vậy, chọn nhà thầu thi công, chủ đầu tư nên hết sức cẩn thận và tìm hiểu thật kỹ nhà thầu đó. Đừng quá khắt khe về giá cả, hãy chú trọng hơn về vấn đề chất lượng công trình trong suốt quá trình thi công và sau khi hoàn thành vì chính những đảm bảo về chất lượng đó sẽ theo bạn và ngôi nhà trong suốt cuộc đời còn lại.
Sẽ rất may mắn nếu bạn tìm được một nhà thầu hay một công ty xây dựng làm việc có tâm. Lúc đó nhà bạn sẽ tránh được những trường hợp như trong bài sưu tầm dưới đây.
Một thầu xây dựng “chui” đang hoàn công ngôi nhà cấp 4 - Ảnh: Đ.T
“Nhiều năm tần tảo, mới tích cóp đủ tiền để xây dựng được ngôi nhà, nhưng chưa kịp mừng đã gặp nhiều rắc rối, với hàng loạt các hạng mục công trình dạng “thủy tinh”. Sờ vào là hư, là bể… ” - Đây là hoàn cảnh của không ít gia chủ (ở các quận, huyện vùng ven TP.HCM), đã thuê những ông thầu xây dựng không phép…
Nhìn đâu cũng giận
Khi quyết định xây nhà, anh Phạm Đức Tùng (đường Tô Ký, xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn) đã thăm dò nhiều nơi và được người bà con giới thiệu cho anh thầu Trần Thanh Hồng (ngụ phường 13, Q. Tân Bình). Anh thầu này hứa đảm bảo chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ nhà.
Khi nhận công trình, hai bên có giao kèo: Kết cấu nhà cấp 4 đủ tiêu chuẩn, theo phương thức thầu trọn gói 60 triệu đồng, thời gian xây dựng 30 ngày.
Tuy nhiên, đến gần 2 tháng công trình mới hoàn thành. Khi dọn vào ở chưa đầy ba tháng, mùa mưa đến và những rắc rối bắt đầu xảy ra. Ban đầu, nước mưa ngấm tường. Kế tiếp, nứt tường, nước đổ vào nhà do mái dột,…
Dù đang trong thời gian bảo hành, nhưng những vết nứt, thấm, dột
anh Thanh vẫn phải tự bỏ tiền ra sửa - Ảnh: Đ.T
Còn anh Trần Văn Thanh (phường Bình Hưng Hòa A, Bình Tân), ví ngôi nhà mới xây hơn 50 triệu của mình như một chiếc áo mới, được may bởi một người thợ vụng về.
Theo anh Thanh, trong giao kèo ngôi nhà này được bảo hành 12 tháng. Thế nhưng, khi yêu cầu sửa chữa thì nhà thầu hẹn đi, hẹn lại nhiều lần mà vẫn không thấy tăm hơi. Cuối cùng, anh phải tự bỏ tiền thuê đám thợ khác sửa chữa những chỗ có thể khắc phục được.
Đau nhất có lẽ là chú Hoàng Văn Hoành, nhà ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh. Cả cuộc đời tảo tần mới tích cóp được hơn 45 triệu đồng để xây một ngôi nhà, nhưng chưa kịp mừng đã vội lo. "Khổ nhất là lúc mưa xuống nước tạt tứ tung làm tràn cả vào nhà, hàng loạt các hạng mục thi công làm không đến nơi đến chốn, nhìn đâu cũng thấy tức mắt…". "Nhưng, bây giờ, nếu có nhu cầu xây dựng công trình, tôi rất băn khoăn. Công ty lớn thì họ không nhận những công trình nhỏ, nếu có nhận thì cũng bán lại cho thầu “chui”, chú Hoành bức xúc nói thêm.
Ai chịu trách nhiệm?
Nhiều năm qua, theo xu hướng mở rộng đô thị ra các vùng ven đô, nhu cầu xây dựng, sửa sang nhà cửa ngày càng cao. Vì thế, nghề xây dựng trở lên “hút hàng”.
Hàng loạt các nhà thầu tư nhân vươn dài tay ra hoạt động không cần bằng cấp, không giấy phép. Đôi lúc, vì nhiều lý do, các ông thầu “chui” lại được núp bóng bởi những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân… Những nhà thầu này, vẫn ăn nên làm ra không thua kém gì các nhà thầu chuyên nghiệp.
Theo ghi nhận của PV, hiện nay không có một cơ quan chức năng nào có thể thống kê trên địa bàn TP có bao nhiêu nhà thầu xây dựng dân dụng hoạt động không phép.
Đa số, các thầu xây dựng “chui” chủ yếu thi công dựa vào những kinh nghiệm học được khi còn làm thợ xây dựng, như các ông thầu xây nhà cho anh Tùng, anh Thanh. Đặc biệt, có những nhà thầu chỉ do một nhóm công nhân xây dựng hợp lại, hùn vốn mua sắm trang thiết bị rồi tiến hành xây dựng nhà. Mà điển hình là thầu xây dựng cho nhà chú Hoành.
Đằng sau hàng chục ngôi nhà xây dựng không phép ở ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn,
là hàng chục thầu xây dựng không phép - Ảnh: Đ.T
Những người “bị hại” cho biết: Các nhà thầu xây dựng dân dụng không phép đều có một đặc điểm chung là nhận thầu nhà cấp 4, bao trọn gói với giá cực rẻ… Chính vì lẽ này, mà hậu quả cuối cùng của những ông thầu xây dựng “chui” để lại là những chuyện khóc, cười kể trên.
Qui định của ngành xây dựng: Tất cả các công trình xây dựng, kể cả xây dựng dân dụng đều phải tiến hành thăm dò địa chất. Từ đó, có giải pháp kiên cố nền. Trước khi xây dựng, chủ công trình cần thuê tư vấn thiết kế, nhằm đảm bảo về mặt an toàn kỹ thuật, mỹ thuật và thuê tư vấn để giám sát chất lượng công trình trong suốt quá trình thi công,…
Thế nhưng, theo ghi nhận của PV, từ lâu việc kiểm tra chất lượng việc xây dựng các công trình xây dựng dân dụng đang bị thả nổi.
Anh Hoàng Đại Hải, Giám đốc một công ty tư vấn thiết kế, đóng trên địa bàn quận 12, nhận xét: Ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng, thì tình trạng “bùng phát” thầu xây dựng dân dụng “chui” cũng có “công” không nhỏ của các chủ nhà. Vì, hầu hết những người này không muốn tốn kém thêm chi phí thực hiện các công đoạn như qui định của ngành xây dựng đã đề ra. Và cũng theo anh Hải, đây cũng chính là hệ quả của việc xây nhà không phép, trong thời gian qua, ở các quận, huyện vùng ven TP.HCM.
Đỗ Thông
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Nhìn đâu cũng giận
Khi quyết định xây nhà, anh Phạm Đức Tùng (đường Tô Ký, xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn) đã thăm dò nhiều nơi và được người bà con giới thiệu cho anh thầu Trần Thanh Hồng (ngụ phường 13, Q. Tân Bình). Anh thầu này hứa đảm bảo chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ nhà.
Khi nhận công trình, hai bên có giao kèo: Kết cấu nhà cấp 4 đủ tiêu chuẩn, theo phương thức thầu trọn gói 60 triệu đồng, thời gian xây dựng 30 ngày.
Còn anh Trần Văn Thanh (phường Bình Hưng Hòa A, Bình Tân), ví ngôi nhà mới xây hơn 50 triệu của mình như một chiếc áo mới, được may bởi một người thợ vụng về.
Theo anh Thanh, trong giao kèo ngôi nhà này được bảo hành 12 tháng. Thế nhưng, khi yêu cầu sửa chữa thì nhà thầu hẹn đi, hẹn lại nhiều lần mà vẫn không thấy tăm hơi. Cuối cùng, anh phải tự bỏ tiền thuê đám thợ khác sửa chữa những chỗ có thể khắc phục được.
Đau nhất có lẽ là chú Hoàng Văn Hoành, nhà ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh. Cả cuộc đời tảo tần mới tích cóp được hơn 45 triệu đồng để xây một ngôi nhà, nhưng chưa kịp mừng đã vội lo. "Khổ nhất là lúc mưa xuống nước tạt tứ tung làm tràn cả vào nhà, hàng loạt các hạng mục thi công làm không đến nơi đến chốn, nhìn đâu cũng thấy tức mắt…". "Nhưng, bây giờ, nếu có nhu cầu xây dựng công trình, tôi rất băn khoăn. Công ty lớn thì họ không nhận những công trình nhỏ, nếu có nhận thì cũng bán lại cho thầu “chui”, chú Hoành bức xúc nói thêm.
Hàng loạt các nhà thầu tư nhân vươn dài tay ra hoạt động không cần bằng cấp, không giấy phép. Đôi lúc, vì nhiều lý do, các ông thầu “chui” lại được núp bóng bởi những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân… Những nhà thầu này, vẫn ăn nên làm ra không thua kém gì các nhà thầu chuyên nghiệp.
Đa số, các thầu xây dựng “chui” chủ yếu thi công dựa vào những kinh nghiệm học được khi còn làm thợ xây dựng, như các ông thầu xây nhà cho anh Tùng, anh Thanh. Đặc biệt, có những nhà thầu chỉ do một nhóm công nhân xây dựng hợp lại, hùn vốn mua sắm trang thiết bị rồi tiến hành xây dựng nhà. Mà điển hình là thầu xây dựng cho nhà chú Hoành.
Thế nhưng, theo ghi nhận của PV, từ lâu việc kiểm tra chất lượng việc xây dựng các công trình xây dựng dân dụng đang bị thả nổi.
Anh Hoàng Đại Hải, Giám đốc một công ty tư vấn thiết kế, đóng trên địa bàn quận 12, nhận xét: Ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng, thì tình trạng “bùng phát” thầu xây dựng dân dụng “chui” cũng có “công” không nhỏ của các chủ nhà. Vì, hầu hết những người này không muốn tốn kém thêm chi phí thực hiện các công đoạn như qui định của ngành xây dựng đã đề ra. Và cũng theo anh Hải, đây cũng chính là hệ quả của việc xây nhà không phép, trong thời gian qua, ở các quận, huyện vùng ven TP.HCM.
Post a Comment