Những lưu ý khi xây nhà diện tích nhỏ

0 comments

[Xây nhà] - Học ăn học nói Học gói học mở Học xây nhà. Ở đây không có nghĩa là bạn phải cầm cái bai, cầm cái xẻng, xây viên gạch thì mới gọi là học. Trong một phương diện rộng hơn, bạn học cách để thực hiện toàn bộ quy trình xây dựng ngôi nhà nhỏ của mình một cách có khoa học, khôn ngoan, và an toàn nhất. 

Theo kiến trúc sư Phạm Ngọc Thiên Ân, khái niệm nhà nhỏ trong xây dựng là những ngôi nhà có diện tích dao động từ 30 m2 đến 50 m2. Dạng nhà này được hình thành trong quá trình đô thị hoá trước đây, khi chưa có quy hoạch nên người dân tự ý phân lô và xây dựng. Trên thực tế, Xây nhà nhỏ đã tiếp nhận, thiết kế, và thi công rất nhiều nhà có diện tích nhỏ hơn trong đó có những nhà chỉ vỏn vẹn 14 - 15m2. 

Lưu ý 1: Thiết kế nhà nhỏ - Tối cần thiết. 

Vì đặc trưng của nhà nhỏ là không gian rất hạn chế nên việc thiết kế sẽ giúp tận dụng một cách tối đa, hữu hiệu nhất không gian đang có đồng thời bảo đảm vẻ đẹp cần thiết cho một ngôi nhà mới xây. 

Như đã nêu trong phần trên, do hình thành trong quá trình đô thị hóa, nên đa phần những nhà nhỏ thường được xây trên những thế đất không được vuông vức, nhiều góc cạnh và những đường gãy gấp. Bản vẽ thiết kế sẽ giúp chủ nhà tận dụng tối đa những không gian này, biến chúng thành những không gian lưu trữ hoặc/và điểm nhấn tôn tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà nhỏ của bạn. 

Bất kỳ nhà nhỏ nào cũng có nhu cầu xây nhiều tầng để giải quyết vấn đề không gian xử dụng. Chưa bàn đến vấn đề pháp lý, nhưng để bố trí được cầu thang nhà nhỏ là một bài toán khó kể cả đối với hầu hết các kiến trúc sư. Một kiến trúc sư giỏi, nhiều kinh nghiệm thực tế xử lý các nhà nhỏ sẽ đảm bảo cho bạn 3 điều sau đây:
  • Cầu thang phải tiết kiệm diện tích nhất
  • Bảo đảm độ thoải mái khi sử dụng cầu thang
  • Bảo đảm các vấn đề về thẩm mỹ, phong thủy. 

Chủ nhà có tầm, có đẳng cấp sẽ không tiết kiệm chi phí thiết kế. Vì không chỉ nhà lớn mà nhà nhỏ cũng thể hiện được đẳng cấp thật sự của gia chủ. 

Lưu ý 2: Xây nhà nhỏ - Chi phí xây dựng

"Đặc thù của nhà nhỏ là diện tích không gian nhỏ, đường đi vào nhỏ, do quá trình tự phát nên nhà được xây tận dụng tối đa diện tích có được. Khi có nhu cầu sửa chữa, xây dựng, cải tạo sẽ gặp khó khăn bởi mặt bằng thi công nhỏ, khó khăn trong quá trình vận chuyển và tập kết vật tư, chứa vật tư. Đặc điểm này khiến cho chi phí vận chuyển tăng, mặt bằng thi công nhỏ nên số lượng nhân công không nhiều khiến cho thời gian thi công kéo dài hơn so với bình thường. Vì thế khi tính tỷ lệ đơn giá xây dựng trên m2 thì chi phí cho nhà nhỏ sẽ cao hơn nhà lớn, mặc dù xét riêng thì số tiền đầu tư cho nhà nhỏ ít hơn nhà lớn." 

Hầu như các gia chủ nhà nhỏ đều có tâm lý “nhà nhỏ, chí phí nhỏ”. Điều này hoàn toàn trái ngược với thực tế do các lý do nêu trên. Các bạn có thể hình dung một cách đơn giản quy trình làm một ngôi nhà như quy trình nấu một nồi bún bò. Lúc đó bạn sẽ nhìn ra được vấn đề. Dù bạn nấu ít hay nhiều thì cũng phải một lần đi chợ, cùng một lần chế biến, cùng một lần nấu, một lần phục vụ, và một lần dọn dẹp. Nếu trong một lần đó bạn nấu 50 tô thì khi bán ra chắc chắn giá sẽ thấp hơn khi bạn nấu chỉ 10 tô. 

Khi các gia chủ có tâm lý như trên sẽ dẫn đến việc chỉ chuẩn bị ít kinh phí đầu tư từ đó chọn đơn vị báo giá rẽ để tận giao việc xây dựng ngôi nhà. Và hầu hết trong số đó đều phải nếm trái đắng lúc đó chỉ biết trách mình. Báo Thanh Niên đã không ít lần cảnh báo về vấn đề này.  

Để tự bảo vệ mình, các chủ đầu tư cần hết sức sáng suốt trong việc cân tính chi phí thực sự cần thiết cho ngôi nhà của mình. Và chọn đơn vị có cách làm việc rõ ràng, minh bạch, và có lương tâm để giao phó việc xây dựng ngôi nhà nhỏ của mình. 

Lưu ý 3: Một số thủ thuật trong Thiết kế - Xây dựng nhà nhỏ


Khi xây nhà, cần chú ý vấn đề thông thoáng và yếu tố ánh sáng phải đặt lên hàng đầu, đừng nên tận dụng triệt để mặt bằng mà bỏ qua yếu tố lấy sáng và thông thoáng. Do đó trong thiết kế nên lùi một phần diện tích nhỏ làm sân trước, sân sau, hoặc giếng trời, phù hợp cho việc thông gió, đưa ánh sáng vào nhà.

Ngôi nhà thông thoáng đầy đủ ánh sáng, đối lưu không khí tốt, sẽ tạo cảm giác rộng hơn về mặt không gian và thoải mái hơn cho các thành viên khi sinh hoạt.
Gia chủ nên định hướng rõ ràng nhu cầu sử dụng, hợp lý cho việc phân bổ không gian và mục đích sử dụng.

Đối với những ngôi nhà dài và hẹp, nên ngăn cách không gian thành từng phòng khác nhau. Như thế sẽ đem lại cảm giác không gian rộng và bớt đơn điệu hơn.

Tránh pha trộn nhiều kiểu thiết kế, hoặc sao chép lại mặt tiền của những ngôi nhà khác mà quên đi sự kết hợp bên trong và bên ngoài, dẫn đến một sự khập khiễng không đáng có.

Nhà nhỏ không nên cầu kỳ với các chi tiết khi thiết kế. Không nên bố trí quá nhiều đồ dùng không cần thiết mà nên để cho không gian được “thở” càng nhiều càng tốt.

Đối với nhà nhỏ nên sử dụng sơn tường màu sáng nhất có thể, sẽ giúp cho căn nhà rộng hơn. Sơn trần nên dùng tông màu tối để tạo cảm giác trần cao hơn bình thường nhằm đánh lừa thị giác.

Tùy vị trí nên phối hợp với gương nhằm tạo cảm giác không gian nhân đôi và rộng hơn. Khi sử dụng gương cần sự tư vấn để tránh bố trí gương sai phong thủy sẽ gây ảnh hưởng xấu cho gia đình.

Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Post a Comment

 
TOP